TỔ ĐÌNH QUỐC TỔ LẠC HỒNG

94 Nguyễn Thái Sơn Phường 3 Quận Gò Vấp Tp.HCM
ĐT: (08)389 556 79 -- DĐ: 0903945961 (A.Minh)

Trang Chủ

 

Giới thiệu

 

Thành viên

 

Thông báo

 

Liên hệ

 

 

Vài nét về Quốc tổ lạc hồng

 

Triết thuyết rồng tiên khởi nguyên từ Hà Đồ, Lạc Thơ, Dịch Kinh, Lý Số. Không những khám phá cái hiện hữu mà còn chỉ dẫn con đường siêu hóa tâm linh để đời sau noi theo sáng tạo cho đúng với nghĩa sống của một con người có được sự sống hôm nay đủ đầy cả tinh thần, vật chất.

. RỒNG, danh từ của NGƯỜI VIỆT NAM kính ngưỡng, trong tiền sử gọi là LẠC LONG.
  Xem tiếp...
 
 

Danh mục

Lịch sử Tổ Đình
Lạc Hồng Ca
Lạc Hồng Kinh
Lạc Hồng Minh Triết
Thiền Học Rồng Tiên
Các hoạt động chính
Truyền thuyết thời Hùng Vương
Tập Thơ
Liên hệ
Thông báo
Ban thành viên
 
 
 
•Thầy giáo nghèo và Tổ đình Quốc Tổ
•Thầy giáo nghèo và Tổ đình Quốc Tổ

Đến Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng (94 Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp) khó ai tưởng tượng được khuôn viên khoảng 500m2 sạch đẹp này từng là khu đền nhỏ cột kèo bằng gỗ, lợp mái lá được một nhà giáo nghèo từ Châu Đốc (An Giang) dựng vào những năm 60.

       Vốn là một người con của vùng đất Tổ (Phú Thọ), Thầy Sơn Hồng Đăng đã ở vào tuổi xưa nay hiếm nhưng luôn mang trong mình niềm tự hào về quê cha đất tổ. Ngoài khu đình Quốc Tổ mà thầy coi sóc hiện nay, còn có hai khu đền nhỏ ở Châu Đốc (An Giang) thầy dựng lên cho bà con thân hữu coi sóc. Với thầy, “Tôi luôn muốn lập đền Quốc Tổ, lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo không quan trọng vì đó là tấm lòng.”.

Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng có ba tượng thờ: Quốc Tổ Hùng Vương, quốc Mẫu Âu Cơ bằng đồng và tượng cha Lạc Long Quân đắp bằng thạch cao. Tượng Lạc Long Quân gắn nhiều kỷ niệm với thầy do tự tay thầy đắp lấy. Đầu tiên, ông đắp tượng cha Lạc Long Quân, với gương mặt chữ điền vuông vức, nụ cười đầy hào khí đặt ngay ngoài sân khu đình. Lính Việt Nam Cộng hoà bấy giờ đi ngang, buộc ông hạ tượng, dẹp đình nếu không sẽ đốt đình và bắt giam vì “có máu Việt cộng” mới thờ tổ tiên!

Thầy Sơn Hồng Đăng

Ông giáo nghèo trằn trọc suốt ba đêm, giấu tượng vào chỗ khuất và tìm ra một giải pháp: Đắp thêm phần… bụng và cái tai dài để những người nhìn qua dễ nhầm tưởng ông đắp tượng phật, thờ phật. Quả thật, sau khi “hoá trang" chút đỉnh cho Cha Lạc Long Quân, ông không bị rầy la và yên ổn thờ cha Lạc, Mẹ Âu Cơ cùng Quốc Tổ tới tận hôm nay. Đây cũng chính là nguyên do nhiều người thắc mắc về bức tượng đặc biệt này.

Ngoài những cổ vật gia đình gìn giữ, ở đây còn có nhiều phiên bản trống đồng, chiêng đồng do bà con đưa từ đất Tổ vào tặng năm 1990. Hàng năm, Tổ Đình tổ chức trọng lễ vào ngày 9, 10/3 âm lịch, đón hàng trăm đoàn khách từ các tỉnh về làm lễ Tổ. Số lượng khách tăng hàng năm, thậm chí không ít đoàn khách từ miền Bắc cũng ghé thăm. Trong mắt ông chủ đình Sơn Hồng Đăng - "Càng đông người đến, tôi càng vui vì ngày giỗ Tổ, con cháu lại cùng ngồi bên nhau nhắc chuyện cha ông".

Khi chúng tôi ngỏ lời hỏi thăm ai sẽ coi sóc giúp ông ngôi đình, khi tuổi của ông ngày càng cao, sức yếu. Ông lão móm mém, hiền từ: "Đó chắc chắn phải là người Việt Nam, có lòng hiếu kính với tổ tiên, cha ông. Tôi không màng rằng, vì khu đình to mà dứt khoát phải để cho cháu con mình, nếu nó không hiếu nghĩa".

Bookmark and Share
Các tin khác

  - 
 
 
 
 Trang Chủ | Giới thiệu | Thành viên | Liên hệ
Copyright © 2010 - 2016 Quoctolachong.com. Powers by VTKP.Net